Diễn Đàn 247 – Bệnh vảy nến có thể chữa khỏi bằng nhiều cách khác nhau nhưng các bài thuốc dân gian vẫn luôn được ưu tiên trong việc điều trị căn bệnh ngoài da này. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian phổ biến được sử dụng để chữa bệnh vảy nến.
Bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không
Trầu không là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Lá trầu không có tính năng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Nguyên liệu: Lá trầu không + rau răm + muối sống (muối hột) + bèo hoa dâu
Cách làm: Đem lá trầu không, rau răm, bèo hoa dâu rửa sạch bằng nước muối, rồi thái nhỏ các nguyên liệu này. Sau đó cho vào nồi nấu chung với 2 lít nước trong khoảng 15-20 phút, đến khi nào chín nhừ thì ngưng. Đợi cho nước trong nồi nguội bớt còn hơi ấm thì lấy nước này ra tắm. Có thể bỏ thêm muối hột vào để tăng tính sát khuẩn. Phần lá trong nồi cũng có tác dụng chữa bệnh vẩy nến chỉ cần đem giã nát rồi lấy bông gòn thấm hút nước từ hỗn hợp này, rồi chà xát vào vùng da bị vảy nến để loại bỏ các lớp bong tróc, sần sùi trên da.
Lưu ý: Mỗi ngày nên tắm loại nước này 2 lần. Sau khi tắm xong 3-4 tiếng tắm lại bằng nước sạch. Những phụ nữ đang mai thai và cho con bú thì không được tắm nước này. Khi thực hiện bài thuốc này thì nên ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc tây đang sử dụng.
Bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng cây muồng trâu
Cây muồng trâu có tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm, nhuận tràng nên rất thích hợp để điều trị các bệnh ngoài da như lác đồng tiền và bệnh vảy nến hiệu quả. Mặc dù đây là bài thuốc đơn giản và dễ làm nhưng lại hiệu quả giúp giảm được các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy hiệu quả.
Nguyên liệu: Chuẩn bị lá và đọt của cây muồng trâu
Cách làm: Lá cây muồng trâu sau khi hái về đem rửa sạch. Vò nát và cho vào ấm, thêm 1 lít nước và đun sôi. Sau khi nước sôi tiếp tục đun khoảng 2 – 3 phút. Sau đó cho một nhúm muối vào khuấy tan hoàn toàn. Cuối cùng pha thêm nước hoặc chờ nước nguội đến nhiệt độ thích hợp và tắm.
Lưu ý: Thường xuyên tắm nước lá từ cây muồng trâu giúp thúc đẩy bệnh mau chóng bình phục. Tuy nhiên, trong quá trình tắm, bệnh nhân không nên ngâm mình quá lâu. Thời gian tắm nên giới hạn từ 5 – 10 phút. Bên cạnh đó, người bệnh không nên gãi hoặc chà xát khi tắm, tránh gây trầy xước da gây nhiễm trùng.
Bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng nghệ và dầu dừa
Hoạt chất chống oxy hóa curcumin được tìm thấy nhiều trong nghệ sẽ giúp tăng khả năng tái tạo da, làm tổn thương mau khô và nhanh lên da non. Nghệ có thể phối hợp cùng với dầu dừa chữa vảy nến mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho da.
Nguyên liệu: Bột nghệ vàng hoặc tinh bột nghệ + Dầu dừa
Cách làm: Trộn dầu dừa với bột nghệ sao cho được hỗn hợp sền sệt. Thoa một lớp mỏng vừa phải bao phủ lên toàn bộ vùng da bị ảnh hưởng. Rửa sạch lại da sau đó khoảng 2 giờ. Thực hiện cách trị vảy nến bằng dầu dừa và bột nghệ đều đặn mỗi ngày một lần để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Lưu ý: Mặc dù rất lành tính nhưng một số người có thể bị dị ứng sau khi dùng dầu dừa. Vì vậy, trước khi thoa dầu dừa trên diện rộng, bạn nên thử bôi một ít vào cổ tay trước. Sau khoảng 24 tiếng nếu không thấy vấn đề gì khác lạ thì mới tiếp tục điều trị.
Kết Luận:
Những bài thuốc dân gian trên đây đã được nhiều người tin dùng và cho kết quả khá tốt trong việc chữa bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm hay tái phát, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm:
Bài thuốc chữa bệnh từ cây rau sam