Diễn Đàn 247 – Nhiệt miệng thường là lành tính, không lây lan và gây viêm sưng nghiêm trọng kéo dài trong miệng. Tuy nhiên, khi tình trạng này tái phát nhiều lần, người bệnh không tránh khỏi đau đớn và khó chịu. Dưới đây là 5 mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản nhất.
1. Súc miệng với nước muối
Đây là cách vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả nên áp dụng ngay khi vết loét xuất hiện cho đến khi triệu chứng đau biến mất. Nước muối có tính sát khuẩn, làm sạch tốt, giúp giảm viêm hiệu quả. Ban đầu khi súc miệng nước muối, bạn có thể cảm thấy hơi đau rát nhưng không kéo dài, thay vào đó vết loét sẽ nhanh lành hơn.
Hoà tan khoảng 1 muỗng cà phê muối (tương đương 5g muối) vào 230ml nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra. Mỗi lần súc hoặc ngậm nên để nước muối trôi sâu vào cổ họng và không được nuốt. Thực hiện 3 – 5 lần/ngày để trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả.
2. Dùng mật ong
Thay vì dùng nước muối sạch, nhiều người ưa dùng mật ong để chữa nhiệt miệng nhanh tại nhà hơn, đặc biệt với trẻ nhỏ vì vị ngọt dễ chịu. Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, đặc biệt phù hợp trong điều trị nhiệt miệng. Để điều trị theo cách này, bạn dùng tăm bông chấm vào mật ong và thấm nhẹ nhiều lần vào vết thương.
Giữ nguyên trong khoảng 5 phút để mật ong được thẩm thấu sâu vào vết loét, rồi rửa sạch bằng nước ấm. Bạn duy trì thực hiện 2 – 4 lần/ngày, trong khoảng 10 ngày liên tục sẽ thấy nhiệt miệng biến mất hoàn toàn.
3. Dùng sắn dây
Bột sắn dây giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể do đó còn được nhiều người sử dụng để trị nhiệt miệng tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí vừa có tác dụng làm lành các vết loét nhanh chóng. Người lớn bị nhiệt miệng chỉ cần pha bột sắn dây với nước đun sôi để nguội và uống 2 cốc mỗi ngày để điều trị lở miệng. Đối với trẻ nhỏ cần phải nấu chín bột sắn dây để tránh bị tiêu chảy.
Lưu ý không nên uống bột sắn dây với mật ong vì sẽ gây ngộ độc. Không cho thêm đường khi ăn, uống bột sắn vì sẽ khiến bột sắn giảm tác dụng và khiến vết loét trở nên nghiêm trọng. Bột sắn được chế biến và ăn luôn, không pha sẵn để dùng cả ngày vì làm giảm tác dụng của bột sắn.
4. Ăn sữa chua
Trong sữa chua có men vi sinh sống, lợi khuẩn như lactobacillus rất tốt cho cơ thể. Nếu tình trạng nhiệt miệng do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột gây ra, ăn sữa chua hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả. Đồng thời, ăn sữa chua mỗi ngày còn giúp ngăn chặn sự hình thành các vết loét mới ở nướu hoặc khoang miệng.
Sữa chua có kết cấu mềm, mịn và mát giúp các vết loét không bị cọ xát và làm giảm bớt đau rát. Theo lời khuyên của bác sĩ, trong thời gian bị nhiệt miệng, bạn nên ăn 2 – 3 hộp sữa chua mỗi ngày. Điều này không chỉ tốt cho vết nhiệt miệng mà còn giúp quá trình tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng được thuận lợi hơn.
5. Bổ sung vitamin
Tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi vi khuẩn là cách điều trị nhiệt miệng tại nhà an toàn và khoa học. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu các vitamin như:
- Nhóm vitamin B: Thực đơn trong những ngày bị nhiệt miệng, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B như sữa đậu nành, sữa gạo, trứng cá, gà, thịt bò,… Đặc biệt là nước dừa, một loại nước uống tự nhiên chứa nhiều vitamin B3, B6, B9, vitamin C… giảm làm dịu viêm và nhiễm trùng vết loét.
- Sắt: Thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như: gan gà, ngũ cốc, trứng, động vật có vỏ như trai, ốc, hàu,…
- Axit folic: Chất này thường có trong các loại rau xanh đậm như măng tây, rau chân vịt, cải xanh,…
Kết Luận
Tùy vào mức độ nhiệt miệng và cơ địa của từng người, hiệu quả các loại thực phẩm này mang lại sẽ khác nhau ít nhiều. Nếu bị nhiệt miệng nặng hơn, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần, người dân cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: