Diễn Đàn 247 – Dậy thì là giai đoạn rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không biết rằng, ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 8 loại thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ.
Tác hại của dậy thì sớm ở trẻ
Dậy thì là giai đoạn phát triển sinh lý của cơ thể con người, thường kéo dài khoảng 3 – 5 năm. Dậy thì trước 10 tuổi ở bé trai và trước 9 tuổi ở trẻ gái được coi là dậy thì sớm. Trẻ em dậy thì sớm nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Khi dậy thì sớm, hormon sinh dục trong cơ thể sẽ kích thích sự phát triển của xương, làm các đầu xương đóng sớm hơn bình thường. Điều này khiến trẻ thấp hơn so với chiều cao tiêu chuẩn.
Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm còn có thể bị khủng hoảng về cảm xúc và tâm lý. Khiến trẻ lúc nào cũng trong tình trạng hoang mang và tự ti về thân hình của mình. Đặc biệt, các nhà tâm lý học báo động một hậu quả vô cùng nghiêm trọng đó là trẻ dậy thì sớm thường tò mò và thích bắt chước chuyện của người lớn, gây ra hậu quả mang thai ngoài ý muốn.
8 thực phẩm cần tránh để hạn chế nguy cơ trẻ dậy thì sớm
Theo Cục An toàn thực phẩm, một trong những nguyên nhân cơ bản hàng đầu gây nên tình trạng dậy thì sớm ở trẻ là do những loại thực phẩm mà trẻ tiêu thụ hàng ngày.
Dưới đây là 8 thực phẩm cần tránh để hạn chế nguy cơ trẻ dậy thì sớm:
1. Thịt cổ gia cầm
Thịt vùng cổ của gà, vịt, ngan, ngỗng là thực phẩm được khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ nhỏ và vị thành niên ăn. Do gia cầm hiện nay chủ yếu đều ăn thức ăn “tăng trọng” bằng thức ăn có chứa nhiều thuốc kích thích tăng trưởng. Mà những chất này khi gia cầm ăn vào sẽ tích tụ chủ yếu ở phần từ cổ trở lên đầu.
2. Rau củ trái mùa
Các loại rau quả trái mùa, đa phần được thúc chín như dâu tây, nho, dưa hấu, cà chua… được thu hoạch vào mùa đông hay các trái cây thu hoạch trước mùa xuân như táo, đào, cam…. Việc ép trái cây phải chín bằng chất hóa học sẽ để lại tồn dư. Chất độc này trong rau củ trái cây là khả năng rất cao mắc bệnh dậy thì sớm ở khi trẻ em ăn vào.
3. Thực phẩm chiên, rán
Khi chiên, rán, các chất dinh dưỡng có trong món ăn sẽ bị biến đổi. Vì vậy, trẻ ăn nhiều thực phẩm chiên, rán sẽ bị rối loạn nội tiết, dẫn tới việc cơ thể dậy thì sớm hơn.
4. Đồ ăn nhiều muối
Những món ăn chứa hàm lượng muối cao khi tiêu thụ vào cơ thể sẽ làm kích hoạt hormone sinh sản neurokinin B, dẫn đến việc trẻ bị dậy thì sớm. Không những vậy, ăn thực phẩm chữa nhiều muối trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là thận.
5. Nội tạng động vật
Các món ăn từ nội tạng động vật có chứa nhiều calo, dễ gây ra béo phì. Bởi vì một món ăn nếu nấu quá nhiều thứ nội tạng với nhau với trọng lượng cao, quá đậm đặc sẽ biến thành một món ăn “kích thích” phát triển ở mức độ cao. Bát canh hay cháo đó chứa hormon tuyến giáp, tuyến sinh dục… sẽ được gửi nhanh vào cơ thể trẻ. Tạo ra một liều thuốc thúc đẩy dậy thì sớm vô cùng nhanh chóng và không cần thiết.
6. Sữa đậu nành
Các sản phẩm từ đậu nành có chứa isoflavone, giống estrogen. Vì thế, khi trẻ sử dụng các sản phẩm từ đậu nành sẽ bị dậy thì sớm hơn, đặc biệt là ở các bé gái.
7. Đồ ăn sẵn
Trong đồ ăn sẵn có chứa chất bảo quản, chất tạo màu và tạo mùi. Do vậy nó không tốt cho trẻ em đang trong quá trình phát triển.
8. Thuốc bổ
Nhiều bà mẹ thường tự tiện dùng thuốc bắc để chế biến các món ăn dinh dưỡng hoặc tự tiện mua thuốc bổ dạng vitamin tổng hợp cho bé uống. Tuy nhiên, điều này sẽ làm thay đổi quá trình bài tiết của cơ thể, gây ra tình trạng dậy thì sớm. Vì trong loại thực phẩm này có chứa hormone tăng trưởng rất mạnh. Đây là một phương pháp sai lầm trong cách chăm sóc trẻ.
Tìm hiểu thêm: