Diễn Đàn 247 – Nước sâm có nhiều loại và nhiều cách chế biến khác nhau nhưng đều có công dụng chung là bổ dưỡng, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Cùng tìm hiểu chi tiết cách nấu nước sâm bí đao trong bài viết dưới đây nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 1.5kg bí đao
- 1 bó lá dứa ( khoảng 100 gram )
- 100 gram đường phèn
- 5-10 gram thục địa
- 1 la hán quả
- 3 lít nước.
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bí đao rửa thật sạch và giữ nguyên vỏ, cát thành từng khoanh tròn dày khoảng 5-7 cm.
Phần lá dứa rửa sạch từng tán lá, đặc biệt là phần gốc bị bám đất, sau đó cột lại thành bó. La hán quả rửa sạch, sau đó tách ra làm từng miếng nhỏ, khoảng 6-8 miếng.
Bước 2: Cách nấu
Bạn hãy cho 3 lít nước, bí đao, la hán quả, thục địa vào nồi, và nấu đến khi nước sôi.
Khi nước đã sôi, tiếp tục cho bó lá dứa vào đường phèn vào. Sau đó đậy nắp và để lửa nhỏ, khi bí đã chín nhừ thì tắt bếp. Cuối cùng là vớt bỏ xác đi, và lược nước lại qua rây để loại bỏ cặn li ti. Cuối cùng là để nguội.
Bảo quản và thưởng thức
Để bảo quản nước sâm không bị chua, bạn nên cho vào chai thủy tinh. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản nước sâm bí đao là trong khoảng từ 16 đến 18 độ C. Thời gian sử dụng ngon nhất là trong vòng 2-3 ngày sau khi nấu. Hãy vệ sinh vật đựng nước thật sạch và để thật ráo nước trước khi sử dụng. Tránh trường hợp để quá lâu thì nước sâm sẽ không ngon, hoặc bị hư, không tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu cũng ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Vì vậy, bạn nên chọn trái bí đao xanh, và già có nhiều phấn, loại bỏ phần ruột trước khi nấu. Nguyên liệu tươi sẽ giúp nước sâm chuẩn vị, thanh ngọt, không đắng cũng không bị chua. Mùa thu hoạch bí đao rơi vào tháng 6 và tháng 7, giá thành khá rẻ. Và thời gian này cũng rất thích hợp để nấu cho gia đình bạn một nồi nước sâm ngon lành, thanh mát. Bạn cũng có thể phơi bí đao khô để dùng dần. Bạn cũng nên nấu bí khô nấu chung với bí tươi để hương vị đậm đà hơn.