Diễn Đàn 247 – Rửa mũi cho trẻ sơ sinh giúp bé khỏe mạnh và tránh các vấn đề liên quan đến hô hấp. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc rửa mũi cho con, đặc biệt là khi trẻ nhỏ tuổi và chưa biết tự thở qua miệng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh vừa nhanh vừa hiệu quả.
Tại sao cần phải rửa mũi cho trẻ sơ sinh?
Mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ, đặc biệt là khi bé đang bị nghẹt mũi, việc này có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc hô hấp. Vì vậy, rửa mũi cho bé là một trong những việc làm cần thiết để giúp bé có thể thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, rửa mũi còn giúp bé giảm thiểu việc đánh hắt hoặc chảy nước mũi.
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Nên sử dụng nước muối sinh lý cho bé đúng cách để tránh xảy ra các hiểm họa đáng tiếc. Tùy vào mỗi loại dung dịch mà cách dùng sẽ khác nhau. Vì vậy, bố mẹ nên nắm vững cách sử dụng của từng loại nước muối. Dưới đây là một vài hướng dẫn sử dụng nước muối sinh lý an toàn mà bố mẹ không nên bỏ qua:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý:
Mẹ có thể nhỏ trực tiếp một vài giọt nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Nước muối có tác dụng rửa trôi bụi bẩn và các chất nhầy gây cản trở đường thở, từ đó giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi rửa mũi, mẹ nên thực hiện từng bước nhẹ nhàng và dứt khoát để tránh làm trầy xước niêm mạc mũi hoặc khiến trẻ bị sặc. Vì vậy, bố mẹ có thể rửa mũi cho bé dựa vào hướng dẫn dưới đây:
– Bước 1: Để đề phòng nước muối sinh lý trào ngược ra ngoài, bố mẹ nên quấn quanh cổ và đặt phía dưới đầu trẻ một tấm khăn mỏng thấm nước. Đồng thời, đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để thực hiện thao tác dễ dàng.
– Bước 2: Đưa ống nhỏ vào cạnh một bên cánh mũi và nhỏ 1 – 2 giọt nước muối. Đợi khoảng vài phút để dịch mũi được làm mềm, sau đó dùng tăm bông sạch lấy hết dịch mũi bên trong.
– Bước 3: Nếu dịch mũi vẫn chưa ra hết, bố mẹ nên tiếp tục nhỏ nước muối 2 – 3 lần nữa cho đến khi lỗ mũi thông thoáng.
– Bước 4: Cuối cùng, bố mẹ nên dùng khăn mềm để lau sạch mũi cho bé.
Lưu ý khi sử dụng:
Khi sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây:
Khi nhỏ mũi cho bé, bố mẹ nên chọn chai nước muối có đầu vo tròn, đồng thời không để đầu chai chạm trực tiếp vào mũi của bé. Vì trong quá trình vệ sinh, đầu nhọn của lọ chai có thể làm trầy xước và tổn thương niêm mạc mũi. Để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, bố mẹ chỉ nên dùng lọ nước muối đã mở từ 2 – 3 tuần và sau đó vứt đi.
Hậu quả khi lạm dụng nước muối sinh lý
Dung dịch nước muối rất dễ kiếm và có thể mua ở bất kỳ quầy thuốc nào. Vì vậy, bố mẹ nên mua nước muối về nhà và thực hiện xịt rửa cho bé. Đặc biệt, sức khỏe của bé sẽ không bị ảnh hưởng do trong nước muối không chứa hóa chất độc hại. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nước muối sinh lý thì có thể gây ra một số hiểm họa cho bé như:
-
Chức năng của niêm mạc mũi suy giảm, mất phản xạ bài tiết chất nhầy. Do đó, luồng không khí hít vào sẽ không được làm sạch bụi bẩn.
-
Nếu làm vệ sinh không đúng cách, chất bẩn không được lấy hết ra ngoài sẽ khiến vi khuẩn đi sâu vào trong cơ thể gây viêm nhiễm.
-
Trẻ có thể bị đau, chảy máu mũi hoặc bị viêm tai giữa nếu bố mẹ đặt bé nằm sai tư thế khi làm vệ sinh.
-
Đột ngột ngừng sử dụng nước muối sẽ làm giảm độ ẩm gây khô rát và kích ứng lớp niêm mạc, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.
Kết bài
Khi gặp các vấn đề về đường hô hấp như: cảm cúm, sổ mũi, mũi họng bị viêm nhiễm,… đường thở của bé sẽ rất dễ bị bít tắc bởi các chất nhầy đặc quánh. Nếu bố mẹ sử dụng nước muối sinh lý cho bé đúng cách thì các chất bẩn này sẽ được rửa trôi ra ngoài một cách dễ dàng, từ đó làm thông thoáng đường thở. Tuy nhiên trong quá trình dùng, bố mẹ nên nắm vững một số lưu ý vừa chia sẻ, để tránh các hiểm họa đáng tiếc xảy ra.
Tìm hiểu thêm: