Diễn đàn 247 – Nâng mũi hiện đang là nhu cầu làm đẹp được đông đảo khách hàng quan tâm, bởi chỉ sau 45 – 60 phút thực hiện bạn đã được “biến hình” từ chiếc mũi xấu, kém xinh thành dáng mũi cao gọn, thanh tú, sang mọi góc nhìn.
Có bao nhiêu loại nâng mũi bạn đã biết?
1. Nâng mũi không phẫu thuật
Nâng mũi không phẫu thuật bản chất là không can thiệp phẫu thuật, không đụng chạm dao kéo, không cắt rạch…Mục đích chính là nâng cao mũi, chỉnh sửa mũi giúp dáng mũi cao hơn và cân đối hơn.
Với các biện pháp thủ công như: Massage để nâng cao sống mũi, kẹp nâng mũi, trang điểm tạo khối… chỉ là những biện pháp mang tính vật lý tạm thời. Tính đến thời điểm hiện tại thì tiêm chất làm đầy filler chính là kỹ thuật được bác sĩ khuyến khích nên sử dụng và được khách hàng lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam.
- Ưu điểm: Tạo dáng mũi cao đẹp tự nhiên, không xâm lấn, không có dấu vết thẩm mỹ. Kỹ thuật tiêm filler khá đơn giản được thực hiện nhanh chóng, không cần nghỉ dưỡng, không sưng đau. Chi phí hợp lý và mũi đẹp ngay sau khi thực hiện.
- Nhược điểm: Chỉ cải thiện được những khuyết điểm nhẹ của mũi. Với thời gian duy trì vẻ đẹp ngắn chỉ từ 3 – 6 tháng. Hơn nữa, thực hiện ở độ tuổi càng cao thì hiệu quả sẽ càng giảm.
2. Nâng mũi phẫu thuật
Khác so với nâng mũi không phẫu thuật. Nâng mũi phẫu thuật lại là phương pháp cần can thiệp dao kéo, rạch mổ để đưa chất liệu độn vào trong khoang mũi. Đồng thời tái tạo dáng mũi đẹp và hoàn hảo hơn ở một cấp độ khác.
Nâng mũi phẫu thuật được chia thành 3 loại chính:
Nâng mũi sụn tự thân
Là việc sử dụng sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể khách hàng để “nâng sống và bọc đầu mũi”. Bác sĩ sẽ bóc tách khoang mũi sau đó khéo léo đưa sụn tự thân vào trong khoang mũi kết hợp nắn chỉnh để tạo dáng mũi mới.
Các loại sụn tự thân bao gồm:
– Sụn vành tai: Được lấy từ vành tai phía sau với đặc tính mềm, dẻo. Được sử dụng để bọc đầu mũi giúp bảo vệ, nâng đỡ phầu đầu mũi. Đồng thời hạn chế các rủi ro như bóng đỏ, tụt sụn mũi.
– Sụn vách ngăn: Lấy từ giữa vách ngăn mũi với ưu điểm là khá mềm và dễ tạo hình cho dáng mũi.
– Sụn sườn: Được lấy từ sụn số 6-7-8 sườn bên phải. Vị trí cuối cùng không ảnh hưởng đến chức năng với cơ thể. Sụn có độ cứng vừa phải thường để nâng cao sống mũi.
- Ưu điểm: Được đánh giá cao về độ tương thích vì 100% sụn được lấy từ chính cơ thể khách hàng. Thích hợp cho những ai có cơ địa bị kích ứng với chất liệu. Bên cạnh đó, việc sử dụng sụn tự thân nâng mũi sẽ giúp tạo hình mũi trông tự nhiên và cân đối hơn.
- Nhược điểm: Chỉ thích hợp cho các đối tượng gặp ít khuyết điểm về mũi. Hơn nữa kỹ thuật nâng mũi khá phức tạp. Bác sĩ phải tiến hành lấy sụn ở nhiều vị trí nên mất khá nhiều thời gian. Đặc biệt, bác sĩ còn phải chỉnh sửa, cắt gọt sụn sao cho phù hợp với mũi. Khách hàng phải chăm sóc vết thương ở nhiều vị trí với thời gian hồi phục lâu hơn.
Nâng mũi sụn nhân tạo
Sử dụng 100% chất liệu sụn nhân tạo (sinh học) để nâng cao phần sống mũi và chỉ tác động đến vị trí này giúp mũi cao thẳng và không can thiệp toàn bộ cấu trúc mũi.
- Ưu điểm: Phương pháp chỉ phù hợp với những người gặp ít khuyết điểm mũi, thời gian thực hiện nhanh, dễ hồi phục, không tốn nhiều chi phí.
- Nhược điểm: Không thể chỉnh sửa toàn bộ khuyết điểm mũi như mũi lệch vẹo, cong, biến dạng, hếch hoặc ngắn… Nếu nâng cao mũi quá thì sẽ gây tình trạng bóng đỏ, lộ sóng mũi. Không thích hợp với những người có cơ địa nhạy cảm với chất liệu sụn.
Nâng mũi sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo
Có sự kết hợp cả 2 loại sụn là sụn tự thân và sụn nhân tạo. Trong đó, sụn tự thân (sụn vành tai, sụn vách ngăn) để bọc đầu mũi. Sụn nhân tạo sinh học để nâng cao sống mũi. Sự kết hợp này giúp tạo nên dáng mũi đẹp hoàn hảo và cho kết quả thẩm mỹ tối ưu nhất.
- Ưu điểm: Phù hợp với nhiều đối tượng. Đặc biệt là những trường hợp mới nhiều khuyết điểm về mũi như: Mũi bị hỏng, mũi to bè, thấp, biến dáng… Cần sửa và tái cấu trúc toàn diện mũi.
- Nhược điểm: Chi phí đắt hơn, thời gian thực hiện và hồi phục lâu hơn.