Những lưu ý quan trọng khi bé thay răng sửa

03/06/2023
Ngọc Huyền
1

Diễn Đàn 247Thay răng sữa là một quá trình tự nhiên trong sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng sau này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình thay răng sữa ở trẻ và những lưu ý quan trọng khi bé thay răng sửa.

1. Trẻ lên mấy thì bắt đầu thay răng sữa?

Trẻ lên mấy thì bắt đầu thay răng sữa?
Trẻ lên mấy thì bắt đầu thay răng sữa?

Khoảng 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu mọc răng sữa đầu tiên, cho đến khi 3 tuổi hầu hết các bé đều sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa. Khi bước sang giai đoạn từ 5 – 6 tuổi, trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng những răng vĩnh viễn. Quá trình trên cũng có thể xảy ra muộn hơn, ở những trẻ đã 7 – 8 tuổi. Ngoài ra, bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn bé trai và thay chiếc răng sữa cửa hàm dưới trước.

2. Thay răng sữa ở trẻ bao nhiêu cái? Chi tiết lịch thay răng ở trẻ

Thay răng sữa ở trẻ sẽ diễn ra theo thứ tự sau:

  • Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới.

  • Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên.

  • Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên.

  • Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm dưới.

  • Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ nhất.

  • Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ nhất.

  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm trên.

  • Trẻ từ 9 đến 12 tuổi: Thay răng nanh hàm dưới.

  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ 2.

  • Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ 2.

3. Dấu hiệu thay răng sữa ở trẻ

Dấu hiệu thay răng sữa ở trẻ
Dấu hiệu thay răng sữa ở trẻ

Răng bị lung lay là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ sắp thay răng sữa. Đại đa số các trường hợp răng sữa bị lung lay sẽ dễ dàng rụng khi có một tác động nhẹ. Lúc này, bố mẹ có thể tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên với những trường hợp răng lung lay mà không rụng thì bạn nên:

  • Cho bé đến gặp bác sĩ nha khoa. Tùy theo tình huống mà bác sĩ sẽ tư vấn nhổ ngay hay tiếp tục chờ. Nếu răng vĩnh viễn có dấu hiệu chồi lên hay bị kẹt thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ hoặc mài bớt cạnh răng sữa, đảm bảo răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

  • Tránh sử dụng chỉ để nhổ răng sữa cho bé. Việc này không những gây chảy máu nướu răng mà còn tạo vết thương hở làm vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng.

  • Trong trường hợp răng sữa rụng đã lâu nhưng răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc thì bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý đến thời điểm thay răng của con. Không nên tự ý nhổ răng sữa quá sớm, hoặc để quá muộn bởi những lý do sau:

  • Nhổ quá sớm, bé sẽ khó nhai thức ăn. Đây là nguyên nhân chính làm xương hàm mềm và nướu không thể phát triển. Ngoài ra, trẻ cũng chậm mọc răng vĩnh viễn hơn so với các bé cùng trang lứa.

  • Nhổ quá muốn lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng vĩnh viễn, lúc này răng có thể mọc lệch do không có vị trí để phát triển.

4. Thay răng sữa ở trẻ nên chăm sóc như thế nào?

Ngoài việc nắm rõ thay răng sữa ở trẻ xảy ra khi nào, bao nhiêu cái thì bố mẹ cũng cần biết cách chăm sóc trẻ trong quá trình thay răng. Điều này nhằm mang lại hàm răng đều và đẹp cho trẻ khi trưởng thành.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng cẩn thận

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng cẩn thận
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng cẩn thận

 

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ em là rất quan trọng, đặc biệt là trong quá trình thay răng sữa. Bạn nên dạy trẻ cách chải răng đúng cách và đảm bảo rằng trẻ chải răng đúng thời gian và thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng nên giúp trẻ súc miệng với nước muối ấm để giảm sưng và viêm nướu. Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có đường quá nhiều, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Áp dụng cách giảm đau phù hợp

Việc thay răng sữa ở trẻ đôi khi sẽ đi kèm theo các cơn đau nhức. Lúc này, bố mẹ nên áp dụng phương pháp chườm lạnh hay sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giúp trẻ thoải mái hơn. Song song đó, cho bé uống nhiều nước ấm và ăn thức ăn loãng. Bởi lúc này, bé sẽ gặp khó khăn khi nhai nuốt.

Tránh những thực phẩm không tốt cho răng

Đồ ăn nóng/lạnh hoặc cứng sẽ không tốt với răng của trẻ. Bên cạnh đó, những loại thức uống có nhiều đường, nước ngọt có gas,… cũng dễ hủy hoại men răng của bé. Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày và đồ ăn vặt của trẻ, bố mẹ nên hạn chế những loại thức ăn và đồ uống này. Chúng là nguyên nhân gây sâu răng và các vấn đề về răng miệng ở trẻ.

Loại bỏ thói quen xấu của bé

Chẳng hạn như nghiến răng, mút tay, lấy lưỡi đưa răng ra phía trước, đẩy lưỡi vào răng, chống cằm,… Những thói quen này có thể làm răng hô, mọc không đều, chen chúc, chỗ dày, chỗ thưa,… hoặc gây viêm nhiễm vùng nướu. Do đó, bố mẹ cần phải hạn chế tối đa các thói quen này của bé.

Khám nha khoa định kỳ

Khám nha khoa định kỳ
Khám nha khoa định kỳ

Đi khám nha khoa thường xuyên là rất quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng của trẻ. Bạn nên đưa trẻ đi khám nha khoa ít nhất một lần vào mỗi năm để đảm bảo rằng răng của trẻ đang phát triển đúng cách và không có vấn đề gì xảy ra.

Tìm hiểu thêm:

3 Mẹo Dân Gian Giúp Trẻ Mọc Răng Không Sốt

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x